Ba Khía: E33, đường số 3, ấp Mỹ Hòa, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, Tp. HCM. (Chợ đầu mối Hóc Môn)
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HỆ THỐNG CỬA HÀNG VTNN BA KHÍA

[Héo xanh trên dưa leo] giải pháp rẻ tiền hiệu quả.

[Héo xanh trên dưa leo] giải pháp rẻ tiền hiệu quả.
- Bệnh héo xanh hay còn gọi bệnh chết dây. Ai cũng biết nguyên nhân do Vi khuẩn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

- Bệnh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra. Vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C, vi khuẩn tồn tại trong đất, tàn dư cây trồng, một số loài cỏ dại và trong nước. Vi khuẩn có thể lan truyền qua hạt giống, cây giống bị nhiễm hoặc dao cắt và các dụng cụ khác, dễ dàng xâm nhập vào cây qua các vết thương cơ giới.Triệu chứng của bệnh là cây héo đột ngột mà lá không chuyển màu vàng. Lõi cây và rễ bị úng nước và sau đó chuyển màu nâu, đôi khi lõi cây trở nên rỗng, rễ mọc ra từ thân cây. Quá trình chuyển màu vàng và thối rễ, số lá khô và héo tăng cho đến khi cây chết. Khi thân hoặc rễ mới bị nhiễm bệnh bị cắt chéo và ấn mạnh gần miệng cắt có thể thấy dịch vi khuẩn màu xám sau chuyển sang màu vàng. Chất này có chứa nhiều vi khuẩn.
- Bệnh do vi khuẩn Pseudomomas solana cearum. Bệnh héo xanh cà chua, khoai tây do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum được Ervin Smith phát hiện đầu tiên trên cây họ cà ở Mỹ vào năm 1896. Cho đến nay, bệnh phổ biến rất rộng hầu hết các nước châu Á, Phi, Mỹ, Úc, bệnh bắt đầu xuất hiện ở châu Âu (bỉ, Thụy Điển) gây hại nghiêm trọng chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, có khi hậu nóng, ẩm. Bệnh gây hại trên 278 loài cây trên 44 thực vật khác nhau trong đó đáng chú ý nhất là các cây có giá trị kinh tế cao như cà chua, khoai tây, thuốc lá, ớt, cà, lạc, vừng, hồ tiêu, đậu tương, dâu tằm, chuối,...Bệnh héo xanh vi khuẩn gây thiệt hại kinh tế lớn, giảm năng suất từ 5 – 100% tùy theo từng đối tượng cây trồng, cây giống, vùng địa lý và nhiều yếu tố khác.
Nguyên nhân: Đất bị nhiễm khuẩn héo xanh hoặc do giống kháng bệnh héo xanh kém, vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C, tồn tại rất lâu trong đất và lan truyền qua hạt giống, cây bệnh và dụng cụ lao động. Bệnh thường xuất hiện trên cây trưởng thành và nặng nhất khi cây đang mang nhiều trái non. Nếu bị nhiễm ờ giai đoạn cây con thường làm cho toàn bộ lá héo rũ rất nhanh, cây gục xuống và chết. Triệu chứng điển hình là cây đang phát triển tốt nhưng vào giữa trưa nắng có một số cây bị héo rũ, đến chiều lại hồi phục, hiện tượng này diễn ra trong một thời gian ngắn sau đó cây héo luôn. Nếu cây đã lớn mới bị nhiễm bệnh thì lá ở phần ngọn héo rũ trước, có thể héo một cành hay một nhánh nhỏ, sau đó các lá phía dưới tiếp tục héo và cụp xuống, cuối cùng dẫn đến toàn bộ cây bị héo rũ, gẫy gục, và chết. Khi cắt đoạn thân gần gốc đặt vào ly nước sẽ thấy dịch trắng loang ra, đó chính là dịch vi khuẩn. Khi bệnh xuất hiện cần nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy xa nơi trồng. Trước khi trồng ớt nên tiến hành khử đất thật kỹ để giảm hiện tượng cây héo xanh do vi khuẩn. Ban đầu các lá bệnh bên dưới bị héo, sau vài ngày toàn bộ cây đột nhiên có triệu chứng héo xảy ra. Khi cây chết mà lá, thân vẫn còn xanh. Bệnh lan truyền qua đất, xâm nhập vào phần rễ làm thối toàn bộ rễ và lan truyền qua mạch dẫn nhựa trên thân. Bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, ẩm ướt, trên những chân ruộng hay ở những vùng mà bà con thường trồng các loại cây thuộc họ Cà như cà chua, cà pháo, cả tím… họ đậu đỗ như đậu que, đậu cô ve… tần ô (cải cúc) vì những loại cây này cũng là kí chủ của bệnh.
Đặc điểm xâm nhiễm và phát triển bệnh héo xanh cà chua, khoai tây
- Vi khuẩn này xâm nhiễm vào rễ, thân, cuống lá qua các vết thương cơ giới do nhổ cây con giống đem về trồng (cà chua), do côn trùng hoặc tuyến trùng tạo ra, do chăm sóc vun trồng,...
- Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào qua các lỗ hở tự nhiên, qua bì khổng trên củ khoai tây. Sau khi đã xâm nhập vào rễ lan tới các bó mạch dẫn xylem, sinh sản phát triển ở trong đó. Sản sinh ra các men pectinaza và cellulaza để phân hủy mô, sinh ra các độc tố ở dạng exopolysaccarit (EPS) và lipopolysacrit (LPS) vít tắc mạch dẫn cản trở sự vận chuyển nước và nhựa trong cây, dẫn tới cây héo nhanh chóng. SPS được tổng hợp ra nhờ có nhóm gen eps. A, eps. B, và OPS (Cook, Sequeira, 1991).
- Bệnh truyền lan từ cây này sang cây khác trên đồng ruộng nhờ tưới nước tưới, nước mưa, gió bụi, đất bám dính ở các dụng cụ để vun sới, chăm sóc cây. Vai trò của tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita và các loài tuyến trùng khác hoạt động ở trong đất, tạo vết thương cho vi khuẩn truyền lan, lây bệnh hỗn hộp rất đáng chú ý để ngăn ngừa.
- Bệnh phát triển mạnh và nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa gió, nhất là ở trên đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất đã nhiễm vi khuẩn, trồng các giống mẫn cảm với bệnh từ trước. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát sinh phát triển của bệnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là lớn hơn 30 độ C. Triệu chứng xuất hiện rõ trên cây khi mà nhiệt độ ít nhất phải trên 20 độ C và nhiệt độ đất phải > 14 độ C, ẩm độ cao, tưới nhiều, tưới ngập rãnh đều là điều kiện tốt cho xâm nhiễm phát triển mạnh, truyền lan dễ dàng.
- Đất khô ải hoặc ngâm nước dài ngày (luân canh lúa nước), bón phân đạm hữu cơ, phân hoai mục với lượng cao (thâm canh) đều có khả năng làm giảm bệnh. Điều chỉnh thời vụ cũng có ý nghĩa. Bệnh thường phát triển mạnh, gây hại lớn hơn trong vụ và chua trồng sớm (tháng 9) và trong vụ khoai tây cà chua xuân hè ở các tỉnh phái Bắc.
- Nguồn bệnh vi khuẩn đầu tiên truyền qua vụ qua năm là đất, tàn dư cây bệnh và củ giống (khoai tây). Ở trong đất vi khuẩn có thể bảo tồn sức sống lâu dài tới 5 – 6 năm hoặc 6 – 7 tháng tùy thuộc vào ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, loại đất, các yếu tố sinh vật và các yếu tố khác.
- Củ giống khoai tây nhiễm bệnh thậm chí bệnh ẩn (không có triệu chứng) là nguồn lây bệnh đi các nơi xa.
Khắc phục:

- Trước khi trồng dùng chế phẩm Speudomonas tưới vào lỗ đất trước khi trồng 1 - 2 ngày, liều lượng tùy mật số (hoạt lực) của từng sản phẩm.
- Chắc ăn lặp lại tưới một lần nữa vào ngày 13 - 15 sau khi xuống cây. gọi là ngày sau trồng.
Bạn sẽ không mất một đồng thuốc cho bệnh này cả vụ.
Lỡ bị rồi thì sao?, cắt dây. Tìm thuốc hóa học trên phun, dưới tưới Speudomonas spp tiếp.
P/s: Đề ghị công ty nào đang kinh doanh sản phẩm này trả hoa hồng PR sản phẩm cho mình nhé.

Tin tức khác

Hotline tư vấn (24/7)

0983575009